Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
2 tháng 9 2017 lúc 2:00

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

     

a. Mở bài (0.5đ)

   - Giới thiệu, trích dẫn câu nói của tổng thống Mĩ A. Lin – côn viết gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình: “Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi”.

   - Câu nói bàn về đức tính trung thực trong thi cử nói riêng và trong cuộc sống của mỗi người nói chung.

b. Thân bài (9đ)

   - Giải thích nội dung câu nói (2đ):

      + A. Lin – côn nhắn nhủ: “biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi” tức đề cao sự cần thiết và vai trò của đức tính trung thực trong thi cử. Chấp nhận thi rớt, trung thực trong thi cử còn vinh dự hơn sự gian lận mà đạt kết quả cao.

      + Thực chất câu nói nhằm khẳng định đức tính trung thực của con người.

   - Phân tích – chứng minh (5đ):

      + Lời nhắn nhủ của vị tổng thống với thầy giáo để thầy dạy dỗ con mình đồng thời cũng là lời khuyên nhủ tới mọi người. Phải trung thực: cả trong thi cử lẫn ngoài cuộc sống.

      + Trung thực là: ngay thẳng, thật thà, tôn trọng và sống đúng với sự thật, biết nhận lỗi khi mắc khuyết điểm. Người sống trung thực luôn sống tuân theo các chuẩn mực đạo đức mà xã hội đề ra.

      + Biểu hiện của trung thực: dám nhận khuyết điểm của bản thân, sống đúng theo lẽ phải, không bao che cho những hành động sai trái, đi ngược lại truyền thống đạo lí của dân tộc. Người sống trung thực luôn được mọi người yêu mến, tin tưởng.

      + Trong thi cử: Trung thực là làm bài bằng tất cả khả năng mình có, không dựa vào ai hay bất cứ điều gì khác hỗ trợ ngoài thực lực bản thân.

Ngược lại với trung thực là gian lận khi thi. Gian lận là: quay cóp, mang tài liệu vào phòng thi, nhờ người thi hộ...Dù thi đạt kết quả cao nhưng không phải bằng thực lực bản thân.

→ Chấp nhận thi rớt là biểu hiện của đức tính trung thực.Việc thi rớt nhưng trung thực với kết quả, việc làm của chính mình còn vinh dự hơn đi đỗ bằng sự gian lận, dối trá.

      + Trong cuộc sống: Người trung thực luôn thành thực với mình và với người khác. Đây là phẩm chất nền tảng hình thành nên nhân cách của con người, là cơ sở để con người đặt niềm tin vào nhau để xây dựng cuộc sống tốt đẹp. Trung thực đem lại cho con người sự thoải mái, tránh âu lo.

Ngược lại với trung thực là gian dối. Người gian dối, thiếu trung thực hay làm viêc khuất tất, sống dè chừng, nghi kị, toan tính, sợ bị phát hiện.

      + Lấy ví dụ về sống trung thực trong đời sống và thi cử để thấy lợi ích của nó.

   - Bàn luận (2đ):

      + Câu nói hoàn toàn đúng đắn, khẳng định tầm quan trọng của trung thực trong cuộc sống mỗi con người.

      + Với tư cách là một phẩm chất đạo đức, người sống trung thực là người có đạo đức và ngược lại. Xã hội sẽ ra sao nếu con người sống mưu toan, vi kỉ, không tin tưởng mà hoài nghi lẫn nhau?

      + Liên hệ bản thân và bài học nhận thức: phải sống ngay thẳng, trung thực, không thẹn với lòng mình; tu dưỡng đức tính trung thực, đấu tranh chống những biểu hiện gian lận tiêu cực trong thi cử cũng như cuôc sống...

Bình luận (0)
Nguyễn Văn Thao
Xem chi tiết
nguyễn thị linh
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
18 tháng 12 2019 lúc 9:07

1. HS nêu được 02 trong số các phẩm chất sau:

- Quảng đại, không đố kị, hẹp hòi.

- Ham đọc sách.

- Trung thực

- Có bản lĩnh, chính kiến.

- Biết lắng nghe.

- Quí trọng sức lao động.

- Có ý thức giữ nhân cách, lương tâm…

2. HS viết đoạn văn cần đảm bảo yêu cầu:

- Dung lượng : 7-10 dòng.

- Nội dung: có thể chọn một trong các phẩm chất đã nêu, trình bày theo trình tự: biểu hiện (có dẫn chứng), sự cần thiết, ý nghĩa của phẩm chất đó và rút ra bài học v..v... kiến giải hợp lý, có sức thuyết phục và có liên hệ thực tế.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
29 tháng 6 2017 lúc 2:08

Đoạn trích thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
2 tháng 8 2017 lúc 18:20

- Phép lặp từ ngữ: Xin hãy, Xin thầy hãy dạy cho cháu...

- Phép lặp cú pháp: Xin thầy hãy...nhưng...cũng...

- Liệt kê: chấp nhận thất bại; tận hưởng niềm vui chiến thắng; biết đến thế giới kì diệu của sách; lặng lẽ suy tư…..chấp nhận thi rớt; biết lắng nghe...

- Ẩn dụ: tấm lưới chân lí (sự tiếp nhận chân lí có sàng lọc), cơ bắp và trí tuệ (sức lao động), trái tim và tâm hồn (nhân cách, phẩm hạnh).

Hiệu quả của các biện pháp tu từ:

- Phép lặp từ ngữ, cú pháp, liệt kê: nhấn mạnh những mục đích giáo dục mà Lincohn muốn người thầy đạt tới, thể hiện niềm mong mỏi của người cha, tạo giọng điệu tha thiết, phù hợp với lời văn của một bức thư.

- Phép ẩn dụ: tạo cho lời văn có hình ảnh, hàm súc, thể hiện tư duy sắc sảo của người viết, có sức gợi và dễ tác động tới người nghe.

Bình luận (0)
Lý Thanh Tùng
Xem chi tiết
Lê Nguyễn Vân An
4 tháng 8 2023 lúc 16:33

Tham Khảo :

Ý kiến của em về câu nói "Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ" trong bức thư gửi hiệu trưởng của Tổng thống Abraha Linhcon là rất đáng suy ngẫm và đồng ý.

Sự đố kỵ là một tình trạng xấu, gây ra sự ganh tỵ và căm ghét giữa con người. Nó không chỉ ảnh hưởng đến mối quan hệ cá nhân mà còn có thể lan rộng và gây nên xung đột trong cộng đồng. Đố kỵ là một trở ngại lớn trong việc xây dựng một xã hội hòa bình và thịnh vượng.

Việc dạy trẻ em tránh xa sự đố kỵ là rất quan trọng và cần thiết. Bằng cách giáo dục trẻ em từ nhỏ về lòng biết ơn, sự chia sẻ và tôn trọng người khác, chúng ta có thể giúp trẻ em hiểu rõ về ý nghĩa của tình yêu thương và sự đoàn kết. Đồng thời, chúng ta cũng cần truyền đạt cho trẻ em những giá trị nhân văn, như sự công bằng, lòng khoan dung và sự đồng cảm, để họ có thể hiểu và chấp nhận sự khác biệt của người khác.

Bên cạnh đó, việc xây dựng một môi trường học tập và làm việc không đố kỵ cũng rất quan trọng. Giáo viên và nhà trường cần tạo ra một không gian an toàn và thoải mái, nơi mọi người được tôn trọng và đánh giá dựa trên năng lực và đóng góp của mình. Điều này sẽ khuyến khích sự hợp tác và phát triển cá nhân của mỗi thành viên trong cộng đồng.

Trong cuộc sống, sự đố kỵ có thể tồn tại ở mọi nơi và mọi lúc. Tuy nhiên, chúng ta có thể thay đổi điều đó bằng cách thay đổi suy nghĩ và hành động của chính mình. Việc dạy trẻ em tránh xa sự đố kỵ là một bước quan trọng để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, nơi mọi người sống hòa thuận và tôn trọng lẫn nhau.

Vì vậy, em hoàn toàn đồng ý với ý kiến của Tổng thống Abraha Linhcon và tin rằng việc dạy trẻ em tránh xa sự đố kỵ là một nhiệm vụ quan trọng của chúng ta

 

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
16 tháng 6 2018 lúc 5:19

HS có thể diễn đạt theo những cách khác nhau nhưng cần đạt được những nội dung cơ bản sau:

Cơ bắp và trí tuệ: sức lao động giúp nuôi sống bản thân mỗi người, cải thiện cuộc sống, đem lại vị thế, hạnh phúc cho con người.

Trái tim và tâm hồn: nhân cách, lương tâm của mỗi con người.

=> Ý kiến trên thể hiện quan điểm giáo dục đúng đắn: Nền giáo dục hiện đại cần dạy cho thế hệ trẻ một cái đầu tỉnh táo khôn ngoan, biết nhận đúng giá trị sức lao động của mình và tìm ra người trả giá tương xứng với giá trị ấy. Đồng thời cũng nhấn mạnh việc giáo dục nhân cách, biết gìn giữ tâm hồn trong sáng của con người trong mọi hoàn cảnh.

Bình luận (0)
Vũ Lê Phương Anh
Xem chi tiết
Julian Edward
22 tháng 11 2019 lúc 20:27

Dàn ý:

1. Giải thích ý kiến

– Về nội dung trực tiếp, lời của A. Lincôn muốn khẳng định: chấp nhận thi rớt một cách trung thực còn vinh dự hơn thi đỗ nhờ gian dối.

– Về thực chất, ý kiến này còn đề cập đến đức tính trung thực của con người. 

2. Bàn luận về trung thực trong khi thi và cuộc sống

– Trong khi thi

+ Trung thực là phải làm bài bằng thực lực và chỉ chấp nhận đỗ đạt bằng thực chất của mình. Còn gian lận là làm mọi cách để đỗ bằng được, không cần thực chất.

+ Người trung thực phải là người biết rõ: trung thực trong khi thi dù bị rớt vẫn vinh dự hơn đỗ đạt nhờ gian lận. Đối với tư cách của một thí sinh, trung thực trong khi thi là điều quan trọng hơn cả.

– Trong cuộc sống

+ Trung thực là coi trọng thực chất, luôn thành thực với mình, với người, không chấp nhận gian dối trong bất kì mối quan hệ nào, công việc nào. Trung thực là một phẩm chất cao đẹp làm nên nhân cách con người và là đức tính cần thiết cho cuộc sống, góp phần tích cực thúc đẩy tiến bộ xã hội. Sống trung thực là niềm hạnh phúc cao quý.

+ Thiếu trung thực là làm những điều gian dối, khuất tất. Thiếu trung thực không chỉ biến con người thành đê tiện mà còn khiến cho cuộc sống lâm vào tình trạng thực giả bất phân, ngay gian lẫn lộn. Sống trung thực không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng không trung thực sẽ là một nguời thiếu nhân cách và có thể gây ra nhiều nguy hại cho xã hội.

3. Bài học nhận thức và hành động

– Bản thân cần nhận thức sâu sắc trung thực làm nên giá trị làm nên nhân cách của mình, ngay cả khi đối diện với thất bại, thua thiệt vẫn cần sống cho trung thực.

– Đồng thời cần không ngừng tu dưỡng để có được phẩm chất trung thực, mà hành động cụ thể lúc này chính là trung thực trong khi thi; cần khẳng định và bảo vệ sự trung thực, kiên qụyết đấu tranh với mọi hiện tượng thiếu trung thực đang tồn tại khá phổ biến trong xã hội.

Bài làm

Học để có kiến thức là điều mà ai cũng mơ ước. Sống cho nên người là lời dạy của các bậc cha mẹ khi con thơ còn nằm nôi. Học cho thật học; sống cho đáng sống, quả không dễ với mỗi chúng ta. Vì thế, có nhiều lời răn bảo mà suốt đời người ta cần ghi vào hành trang sống của mình. Có một phẩm chất không thể thiếu được trong gói hành trang ấy là sự trung thực. Cũng từ ý nghĩ cao đẹp ấy, trong thư gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, Tểng thống Mĩ A. Lin-côn (1809 – 1865) viết: “xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi”.

Học là một quá trình rèn luyện vất vả nhất của đời người. Học không chỉ để thành tài, mà trên hết là để làm người có nhân cách đẹp. Trong thi cử, người ta rất đề cao tính trung thực. Vậy trung thực là gì? Đó là sự trung chính tức là hết mực ngay thẳng, thành thực, không giả dối. Trước hết, chúng ta phải hiểu thế nào là “đức tính trung thực”. Trung là hết lòng với đất nước, Thực là thật, sự thật. Trung thực có thể hiểu là ngay thẳng, thật thà, nói đứng sự thật, không làm sai lệch sự thật. Người có đức tính trung thực là luôn luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải, không làm sai lệch sự thật. Đức tính trung thực của con người được thể hiện qua cách sống ngay thẳng, thật thà, dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Trong cuộc sống, đức tính trung thực được thể hiện rõ ràng nhất đó là thật thà, thẳng thắn nhận lỗi khi mình mắc lỗi, không báo cáo sai sự thật, không tham lam, gian dối lấy cửa người khác làm của mình. Trong học tập, thỉ cử, những biểu hiện cửa tính trung thực của mỗi học sinh huy cần được phát huy như không quay cóp, chép bài của bạn, không mang theo tài liệu và dùng tài liệu trong lúc thi hoặc kiểm tra, không chạy điểm, không dùng bằng giả,…

“Chấp nhận thi rớt, còn vinh dự hơn là gian lận khi thi” Vâng, "chấp nhận thi rớt” chứ nhất định không "gian lận khi thi", trước tiên đã biểu hiện một tính cách trung thực và có lòng dũng cảm nhận mình chưa đủ tài. Thói gian lận là biểu hiện của nhân cách thấp kém. Ta chưa đử tài, ta rèn luyện và có khát vọng rồi tất yếu là thành quả tốt sẽ đến. Cha ông chúng ta thường dạy “Có chí thì nên” “có công mài săt, có ngày nên kim* Đối với học sinh, lòng trung thực là bệ phóng cho những thành công mai sau. Trung thực nhận ra mình chưa giỏi để phấn đấu. Trung thực khi làm bài thi là thể hiện một nhân cách đàng hoàng, ngay thẳng. Đó chắc chắn là người ghét sự giả dối. Một học sinh như thế, chắc chắn ở gia đình là một đứa con ngoan; ở trường là học trò tốt; ở xã hội mai sau sẽ là một công dân lương thiện. Từ ngàn xưa đến nay, người ta vẫn yêu- quý, kính trọng những ai sống trung thực. Một học sinh thi rớt, rò ràng là buồn vì mục đích mình chưa thành, nhưng bằng mọi cách gian lận để đạt điều mình mong muốn thì vô tình đã tự biến mình thành kẻ thấp kém và tất nhiên cũng chẳng vinh dự gì. Ngạn ngữ có câu "Có thực mớí vực được đạo” có thực tài mới có thể “an bang tế thế” giúp mình, đạt thành quả tốt và giúp xã hội phồn vinh, yên bình. Người ta có thể lợi dụng một số sơ hở trong quản lí để mua một vài tấm bằng. Vậy, anh có tấm bằng cử nhân ngoại ngữ giả ấy nhung chưa từng học hành gì về ngoại ngữ, thử hòi anh sẽ làm được gì? Có đấy, anh sẽ làm băng hoại cá nhân anh và chỉ là kẻ làm loạn xã hội. Kẻ không thực tài lại thêm giả dối thì có vinh dự gì sống giữa đời, trong khi mọi người ngày đêm miệt mài lao động, học tập để mang lại những giá trị đích thực cho đời sống.

Trong cuộc sống: một người công nhân trên công trường; một bác nông phu trên cánh đồng; chị công nhân làm vệ sinh đường phố,… ngày ngày họ làm những công việc nhọc nhằn, địa vị xã hội không cao nhưng chén cơm tuy cơ hàn của họ lại vinh dự biệt bao bởi vì họ đánh đổi chén cơm ấy bằng sự trung thực, bằng những giọt mồ hôi và những trăn trở thật lòng của những công dân có phẩm hạnh. Trong kinh doanh, đạo đức kinh doanh chính là mang đến cho khách hàng những sản phẩm đúng chất lượng, trung thực khi giới thiệu thành phần tạo nên sản phẩm; giá thành; thời hạn sử dụng và những hướng dẫn khác nhằm bảo vệ doanh thu của mình và sức khoẻ cộng đồng. Vedan và một số công ti khác đã vi phạm đạo đức kinh doanh khi lén lút xả chất thải độc hại ra làm cho môỉ trường sống bị đe doạ và người dân bị đe doạ về chất lượng sống. Có người hỏi rằng, công ti Vedan có vinh dự gì khi chà đạp lên đời sống người dân lương thiện? Để lấy lại danh dự và đạo đức kinh doanh tạo niềm tin và sự yêu mến trong lòng công dân Việt Nam, công ti Vedan còn lâu mới có dược?! Ngày nay, vẫn tồn tại một số hiện tượng đi ngược lại với đức trung thực mà cả xã hội cần lên tiếng phê phán và loại trừ: đó là những nhà thầu xây dựng cống trình kém phẩm chất vì “rút ruột” do tham ô những cuộc tuyển chọn công chức gây nhiều tranh cãi vì cách tuyển chọn gây nghi vấn. Người ta sẽ nghĩ ngay là cố vấn đề thiếu trung thực, Chắc chắn những người yêu nước, sẽ trăn trở cho vận nước có nguy cơ yếu đi. Và điều chúng ta cần làm ngay là hãy trau dồi nhân cách và khai chỉến với những bỉểu hiện xấu xa từ sự thiếu trung thực trong lối sống! Cùng với việc biểu dương những tấm gương tốt về tính trung thực chúng ta cũng cần lên án sự thiếu trụng thực và từng bước đẩy lùi những tỉêu cực do thiếu trung thực gây nên tuỳ theo khả năng của mỗi người.

Tính trung thực giúp cho chúng ta có cái nhìn, đánh giá đúng năng lực của mỗi người. Học sinh có tính trung thực thì thầy cô giáo mới đánh giá đúng nâng lực của mỗi học sinh để có kế hoạch bồi dưỡng, và nâng cao kiến thức. Nếu học sinh có những việc làm không thể hiện tính trung thực của mình, đừng vội nản lòng, các bạn vẫn có thể sửa những lỗi sai của mình để trở thành người tốt, góp phần làm cho xã hội trong sạch, văn minh và ngày càng phát triển. Không chỉ trong học tập, mà trong kinh doanh, nếu có tính trung thực, doanh nghiệp sẽ có được uy tín và lòng tin ở khách hàng, kinh doanh đạt hiệu quả cao làm cho xã hội trong sạch, văn minh và ngày càng phát triển. Mỗi công dân cùng góp cho xã hội lòng trung thực của mình, có thể coi biểu hiện đó là tình yêu nước vậy!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Thảo Phương
23 tháng 11 2019 lúc 18:10

1. Mở bài
Dẫn dắt vào vấn đề: Bàn về vai trò của lòng trung thực, Tổng thống Mĩ A. Lin-côn trong lá thư gửi thầy hiệu trưởng cho con trai mình đã viết: “Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi”.

2. Thân bài
– Câu nói của Tổng thống Lin-côn đã khẳng định về tầm quan trọng của việc trung thực, chấp nhận thi rớt một cách thành thực với năng lực bản thân sẽ vinh dự hơn rất nhiều so với việc thi đỗ, đạt kết quả cao nhưng nhờ sự gian dối.

– Về thực chất, câu nói đã bàn đến đức tính trung thực ở con người, đây cũng là đức tính đáng quý mà tổng thống A. Lin-côn mong muốn nhà trường sẽ định hướng rèn luyện cho con trai mình.

– Giải thích câu nói:

+ “Trung thực khi làm bài thi” là làm bài bằng chính thực lực, tri thức mà mình đang có và chỉ chấp nhận đỗ đạt bằng chính thực chất của bản thân.

+ Gian lận lại là hành vi gian dối dùng những hành động thiếu minh bạch để đạt được kết quả cao trong khi năng lực bản thân không hề có.

–> Trong tư cách của một thí sinh, trung thực khi thi là điều quan trọng hơn cả.

– Vai trò của trung thực:

+ Trung thực là đức tính tốt, có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện bản thân, nâng cao giá trị con người.

+ Khi con người trung thực, mọi năng lực, cố gắng của bản thân sẽ được đánh giá một cách chính xác, khách quan, hơn nữa nhờ đức tính trung thực, con người có thể tạo niềm tin, tạo sự vững chắc cho những mối quan hệ xã hội.

+ Sống trung thực là một niềm hạnh phúc cao quý làm cho cuộc sống của con người trở nên nhẹ nhàng, ý nghĩa hơn.

– Không trung thực là làm những việc giả dối, khuất tất. Thiếu trung thực không chỉ làm giảm đi giá trị đích thực của con người, đánh mất niềm tin ở người đối diện mà còn có thể làm cho con người trở nên đê tiện.

– Qua câu nói của A.Lin-côn, ta thấy được vai trò quan trọng của trung thực, đó là phẩm chất tốt đẹp làm nên nhân cách của con người.

– Bài học: Là học sinh, sinh viên, thế hệ trẻ tương lai của đất nước, chúng ta cần không ngừng học tập, tu dưỡng đạo đức để có được phẩm chất trung thực.

3. Kết bài
Để hoàn thiện nhân cách, phát huy giá trị tốt đẹp của bản thân cũng như vì sự tiến bộ của xã hội, con người cần đề cao đức tính trung thực, có ý thức đấu tranh với những hành động, lời nói thiếu trung thực.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa